Bàn chân của chúng ta chứa nhiều tuyến mồ hôi hơn so với phần còn lại của cơ thể. Điều này kết hợp với thực tế là chân thường được bao bọc trong giày, vớ lâu ngày sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ra cái mùi khó chịu kinh khủng này. Cách tốt nhất hãy tham khảo loại bỏ mùi hôi chân
Thật khủng khiếp khi bạn bước ra ngoài với đôi chân có mùi, đây là điều khiến cho hàng triệu người trên thế giới phải lo lắng. Mùi hôi do mồ hôi chân (bromhidrosis) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi nội tiết tố, ra mồ hôi quá nhiều do căng thẳng, chế độ ăn uống hoặc dùng một số loại thuốc.
Bàn chân của chúng ta chứa nhiều tuyến mồ hôi hơn so với phần còn lại của cơ thể. Điều này kết hợp với thực tế là chân thường được bao bọc trong giày, vớ lâu ngày sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ra cái mùi khó chịu kinh khủng này. Cách tốt nhất để tránh hôi chân là chăm sóc bản thân mình thật tốt để loại bỏ mùi hôi chân không hề tốt.
MỘT VÀI LỜI KHUYÊN TỪ BÁC SĨ GIÚP LOẠI BỎ MÙI HÔI CHÂN
- Nên rửa chân hàng ngày với một loại xà phòng kháng khuẩn tốt và giữ cho chân khô hoàn toàn, đặc biệt là các kẽ giữa những ngón chân.
- Hãy đi tất sạch được dệt bằng bông hoặc len. Những loại vớ này hấp thụ độ ẩm tốt hơn (tránh dùng những loại vớ polyester hoặc nylon).
- Dùng một số chất bột chống mồ hôi rắc hoặc phun lên đôi chân mỗi buổi sáng sẽ giúp chân được khô ráo suốt cả ngày.
- Hãy thử dùng các bộ lót chân cho giày của mình. Chúng sẽ giúp hấp thụ mùi hôi dư thừa và tạo ra một mùi thơm dễ chịu hơn.
- Cần tránh dùng giày dép nhựa. Hãy sử dụng giày làm bằng da, vải bạt hoặc vải lưới bởi chúng sẽ giúp đôi chân được thông thoáng hơn.
- Khi đôi giày đã trở nên ẩm ướt do đi cả ngày hãy dùng các tờ báo khô nhét vào lòng giày để hút ẩm trước khi sử tiếp tục sử dụng. Ngâm chân hàng ngày trong nước trà đậm hoặc dấm pha loãng sẽ giúp phần nào hạn chế mùi hôi chân.
- Nếu vẫn còn thấy chân hôi hám thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ có thể chỉ định dùng clorua hexahydrate nhôm để loại bỏ mùi hôi. Đôi khi hôi chân do vi nấm, cần sử dụng thuốc kháng nấm thích hợp. Cần chăm sóc móng kỹ nếu mùi hôi là do móng chân mọc xuyên vào thịt gây ra chín mé (panaris, infected ingrown toenails)
- Ngoài ra, các thiết bị truyền điện qua da cũng có hiệu quả ngăn chặn sự đổ mồ hôi ở chân.
- Trong trường hợp nặng, có thể phẫu thuật cắt chọn lọc dây thần kinh giao cảm để kiểm soát tăng tiết mồ hôi chân.
- Biện pháp thiên nhiên cung cấp thay thế an toàn cho những trường hợp hôi chân nhẹ hoặc vừa phải. Dùng rau thì là ngọt (sweet fennel) và cỏ sữa (milk thistle) để giúp giữ ổn định hệ tiêu hóa và giải độc cơ thể.
- Có thể dùng Kalium phosphate và silica, các loại thuốc xịt khử mùi, cây lăn khử mùi tại chỗ để loại bỏ độc tố trong các tế bào da chân và chống lại mùi hôi.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ giảm ngay.
- Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng và xà bông để giặt tất.
Hãy chăm sóc đôi chân của mình để thể hiện lòng tự trọng đối với bản thân và tôn trọng những người khác phải sống chung với mình! Để không còn mùi hôi thối từ đôi chân của một ai đó toả ra trong những căn phòng đóng kín.
ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm một số sản phẩm thảo mộc giúp hỗ trợ điều trị và khử mùi hôi nách cũng như mồ hôi tại đây:
Sản phẩm khử mùi hôi chân Quế Chi: https://sanphamthaomoc.vn/khu-mui-hoi-chan-que-chi
Tin liên quan
Từ khóa: loại bỏ mùi hôi chân, hôi chân, mùi hôi chân, trị mùi hôi chân